Tại sao cần phải có Smart Contract?
Bạn đi qua một khu phố hay một siêu thị lớn, bạn sẽ để ý thấy một vài chiếc máy bán hàng tự động. Những chiếc máy này thực hiện nhiệm vụ bán các mặt hàng cơ bản như nước đóng chai, bánh hay những gói bim bim một cách hoàn toàn tự động. Bạn cho 20.000 đồng vào máy, bấm nút chọn chai nước tăng lực, và bùm, bạn có thể lấy nó ở khe lấy đồ. Tất cả được hoàn thành một cách nhanh chóng. Khi bạn cho vào một số tiền và bấm nút chọn mặt hàng muốn mua tương ứng nó sẽ đưa cho bạn mặt hàng đó, miễn là bạn cho đủ số tiền hợp lệ. Bạn đã thực hiện một thỏa thuận đơn giản hay nói cách khác là một hợp đồng đơn giản.


Làm thế nào để chúng ta biết chắc rằng cái máy sẽ trả đủ cho chúng ta 10.000 $ như thỏa thuận? Làm thế nào để chúng ta biết mã thực thi hợp đồng trong máy sẽ chạy đúng như thỏa thuận? Có cách nào để xác minh công khai và minh bạch mã này không? Để trả lời cho những câu hỏi trên, khái niệm Smart Contract ra đời.
Smart Contract là gì?
Smart Contract (Hợp Đồng Thông Minh) là một thuật ngữ mô tả khả năng tự đưa ra các điều khoản và thực thi thoả thuận của hệ thống máy tính bằng cách sử dụng công nghệ Blockchain. Toàn bộ quá trình của Smart Contract được thực hiện tự động và không có sự can thiệp từ bên ngoài. Các điều khoản của Smart Contract tương đương với một hợp đồng pháp lý và được ghi lại dưới ngôn ngữ của máy tính.
Mục tiêu chính của Smart Contract là cho phép hai bên không xác định danh tính có thể giao dịch hay làm việc với nhau trên Internet mà không cần thông qua trung gian.
Khái niệm về Smart Contract được đề cập lần đầu tiên năm 1993 bởi Nick Szabo – người từng bị cáo buộc đứng đằng sau mạng lưới Bitcoin. Ông gọi đây là những chương trình máy tính tự động và có thể thực hiện các điều khoản của hợp đồng.


Khác biệt giữa hợp đồng truyền thống và Smart Contract
Hợp đồng truyền thống được tạo ra bởi các chuyên gia pháp lý để biên soạn một lượng lớn tài liệu và cần bên thứ ba giúp thực thi. Điều này rất mất thời gian và không minh bạch. Nếu hợp đồng xảy ra sự cố thì phải dựa vào hệ thống tư pháp để giải quyết và điều này rất tốn kém nhiều chi phí liên quan.

Đối với Smart Contract, được tạo ra bởi hệ thống máy tính bằng ngôn ngữ lập trình như C++, Go, Python, Java. Trong đó nêu rõ các điều khoản và hình phạt tương đương với một hợp đồng truyền thống đưa ra. Chỉ có điều là Smart Contract không cần sự can thiệp của con người, do đó đảm bảo việc thực thi được chính xác và công minh nhất. Toàn bộ đoạn mã của Smart Contract này sẽ được thực hiện bởi hệ thống sổ cái phân tán Blockchain. 

Nhược điểm của hợp đồng thông minh (smart contract)

Không chỉ nên ca ngợi, mà chúng ta còn nên nhìn nhận smart contract một cách khách quan nhất, mới có thể ứng dụng giao thức này một cách hiệu quả được. Ngoài những ưu điểm đã được kể ở trên, thì smart contract vẫn còn một số hạn chế như:

+ Smart contract được lập trình bởi con người và họ có thể sẽ mắc lỗi. Do đó, để tránh được rủi ro, khi thiết lập smart contract, nhà đầu tư cần phải tìm về cho đội của mình những lập trình viên có tay nghề cao nhất.

+ Hiện tại, smart contract cũng như công nghệ blockchain vẫn chưa có được sự bảo vệ của pháp luật, nên mức độ rủi ro khi phát sinh lỗi vẫn là có. Nhưng giới công nghệ và tài chính vẫn tin chắc chắn rằng, không lâu nữa khi blockchain chiếm lĩnh thị trường, thì vấn đề về hành lang pháp lý sẽ sớm được thiết lập.

+ Chi phí cho triển khai, cũng là một vấn đề mà nhiều người ta lo ngại. Bởi nguồn khi phí cho hệ thống về cơ sở hạ tầng, máy tính, lập trình viên giỏi…. không phải nhỏ. Tuy nhiên, sẽ chỉ cần tốn chi phí vào lúc triển khai và không cần phải tốn nhiều chi phí về sau cho các giao dịch trung gian. Điều này, đã khiến rất nhiều người dùng, nhà đầu tư không ngần ngại chi trả về chi phí triển khai smart contract.