Trong thời gian gần đây, lập trình ứng dụng đa nền tảng là một ngành hot không thua kém lập trình web hay lập trình hệ thống nhúng. Tuy nhiên, các thiết bị di động đa dạng về tính năng khiến các lập trình viên khó khăn để cho ra những ứng dụng mang tính thương mại cao.

► Hotline tư vấn: 086 705 74 79

Làm sao để có cách viết Multi-platform Apps (ứng dụng đa nền tảng) với Code Reuse thông dụng nhất hiện nay, EG VIỆT NAM sẽ giới thiệu ngay cho bạn 8 công cụ framework trên nhiều nền tảng như Android, iOS, Windows Phone, BlackBerry OS,…

Ứng dụng đa nền tảng là gì?

Ứng dụng đa nền tảng (Cross-platform Apps) là một thuật ngữ để chỉ các phần mềm máy tính hay các phương thức điện toán và các khái niệm được thực hiện và vận hành cùng nhau trên nhiều nền tảng máy tính .

Xem thêm:

·         Lập trình ứng dụng Android và iOS

·         Lập trình ứng dụng di động Android là gì?

Phần mềm đa nền tảng được chia làm hai loại:

  • Thiết kế hoặc biên dịch từng phiên bản cho mỗi nền tảng nó hỗ trợ.
  • Chạy trực tiếp trên bất cứ nền tảng nào mà không cần sự chuẩn bị thêm đặc biệt nào.

Những lợi ích của ứng dụng lập trình đa nền tảng 

Mở rộng thị trường lớn hơn 

IOS, Windows Phone và  Android là 3 nền tảng di động thông dụng nhất hiện nay có độ phủ sóng trên nhiều nền tảng. Với sự cạnh tranh cho giữa iOS của Apple và Android của Google, số lượng người dùng các ứng dụng thông minh trên điện thoại ngày càng gia tăng. 

Việc phát triển một ứng dụng chạy trên cả iPhone và Android sẽ giúp khai thác được nguồn khách hàng tiềm năng và duy trì lượng khách hàng cũ cho doanh nghiệp.

 Dễ dàng tiếp thị và tiếp cận khách hàng

Khi sở hữu lượng fan lớn, bạn có quyền tự do tiếp thị các ứng dụng trên truyền thông hoặc qua tin nhắn đại chúng một cách dễ dàng, nhanh chóng mà không cần tạo ra những thông điệp truyền tải đến tập hợp đối tượng cụ thể. Bạn có quyền tự do trong việc tiếp thị các ứng dụng trên những phương tiện 

 Duy trì và triển khai đồng bộ hóa

Khi phát triển một ứng dụng chạy trên tất cả nền tảng, bạn dễ dàng duy trì và cập nhật hóa ngay lập tức để đồng bộ hóa trên tất cả thiết bị và nền tảng. Các công cụ như Appcelerator và PhoneGap sẽ giúp hai nhà thiết kế hoặc nhóm lập trình có chuyên môn khác nhau cùng làm việc trên một ứng dụng đa nền tảng duy nhất không bị gián đoạn để xử lý công việc dễ dàng hơn.

 Sử dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến

Khi sử dụng Appcelerator, bạn có thể dễ dàng viết code trong HTML5 và chuyển đổi sang các nền tảng di động khác nhau đồng nghĩa bạn phải hiểu rõ các nguồn lực và triển khai các nền tảng khác nhau đến điểm tiếp theo. Việc tuyển dụng lập trình viên thiết kế các ứng dụng đa nền tảng sẽ trở nên dễ dàng hơn so với việc tìm kiếm các lập trình viên giỏi với HTML, CSS và JavaScript.

 Giảm chi phí phát sinh và tiết kiệm thời gian

Việc phối hợp những yếu tố trên sẽ giúp cho chi phí phát triển ứng dụng được giảm đáng kể và tối ưu hóa thời gian làm việc hiệu quả, nhanh chóng hơn.

8 ứng dụng đa nền tảng phổ biến nhất 2019

1. PhoneGap

Khi xây dựng ứng dụng dựa trên các công nghệ web đã có, Open source PhoneGap là ứng dụng không sử dụng quá nhiều tính năng đặc trưng của thiết bị di động giúp đóng gói ứng dụng trong Native Application Container cho phép JavaScript truy cập các APIs ở cấp độ thiết bị.

👉 Ưu điểm:

  • Tạo ứng dụng lai bằng những công nghệ web phổ biến (HTML5, CSS3 và JavaScript).
  • Deploy một Code Base duy nhất lên nhiều nền tảng khác nhau, trong đó có iOS, Android, Windows Phone, BlackBerry, Firefox OS,…
  • Áp dụng Plugin mở rộng (theo Module) APIs thiết bị và nhiều lợi ích khác.
  • Thanh toán tích hợp/In-app thông qua App Store cho iOS, Google Play Store cho Android,…

👉 Khuyết điểm:

  • Hạn chế hỗ trợ đồ họa cho ứng dụng.
  • Một số plugin cho Platform cần thiết có thể bị lỗi thời hoặc bị bỏ ngang.

2. Appcelerator

Appcelerator cung cấp Web Content trong Native Application xây dựng Native Apps chỉ với một JavaScript codebase duy nhất đảm bảo Code của bạn không được gói quanh web container.

👉 Ưu điểm:

  • Tăng tốc phát triển ứng dụng.
  • Xây dựng Prototype dễ dàng hơn.
  • Đánh giá tương tác người dùng với UI.
  • Deploy các Data Models trong ArrowDB (kho dữ liệu schemaless) mà không cần Setup.
  • Tích hợp khép kín cho các hệ thống giao nhận liên tục như SCM và MDM.
  • Pre-built connectors có sẵn cho MS Azure, MS SQL, Salesforce, MongoDB, Box,…

👉 Khuyết điểm:

  • Dễ bị bug và lag (phiên bản mới có ổn định hơn).

3. Xamarin

Xamarin được sử dụng cùng một IDE, ngôn ngữ và APIs ở mọi nơi và mọi thứ với Objective-C, Swift hay Java bằng C# code base dùng chung. Xamarin Studio còn có tích hợp sẵn Git.

👉 Ưu điểm:

  • Ứng dụng được viết rất rõ ràng và dùng làm mẫu tham khảo.
  • Tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí đến 75% code được viết ra đến các nền tảng di động lớn.
  • Cung cấp Functionality Testing và Quality Assurance (kiểm tra tính năng và đảm bảo chất lượng) cho vô số thiết bị để đảm bảo tích hợp chuẩn xác.

👉 Khuyết điểm:

  • Không thể sử dụng thư viện nguồn mở cho iOS và Android do sự cố tương thích.
  • Hạn chế phiên bản miễn phí dùng trong các project lớn.

4. Sencha Touch

Sencha Touch hiện cho ra nhiều ứng dụng thương mại có quy mô lớn, dễ duy trì cho phép xây dựng ứng dụng các thư viện và thành tố UI tối ưu có hiệu suất cao nhờ vào việc tận dụng kỹ thuật gia tốc phần cứng.

👉 Ưu điểm:

  • Theme đặc trưng Built-in cho các nền tảng lớn.
  • Hỗ trợ Android, iOS, BlackBerry, Windows Phone,…
  • Gói dữ liệu Backend Agnostic làm việc với các nguồn Data.
  • Hỗ trợ tích hợp PhoneGap/Cordova cho việc truy cập và đóng gói Native API.

👉 Khuyết điểm:

  • Hạn chế số lượng Theme đặc trưng.
  • Quá trình cấp phép thương mại khá khó hiểu.

5. Monocross

Monocross sử dụng các framework C#, Microsoft .NET và Mono để phát triển ứng dụng hỗ trợ đa nền tảng tuyệt đẹp cho iPads/iPhones, Android smartphone/tablet, Windows Phone và các thiết bị nền Webkit.

👉 Ưu điểm:

  • Tận dụng sức mạnh của API trên thiết bị, trong khi vẫn code với C#.
  • Tiếp cận một vài APIs cần thiết để Deploy ứng dụng thành công.
  • Tương thích C# và .NET đã phát triển và duy trì dễ dàng.

👉 Khuyết điểm:

  • Tài liệu và hỗ trợ Online khá hiếm.
  • Sử dụng Framework khó khăn hơn.

6. Codename One

Codename One là bộ công cụ đa nền tảng, phát triển ứng dụng nhanh chóng và tích hợp chuyên sâu với code bằng Java được Test bằng giả lập thiết bị và công cụ Test tự động của Codename One.

👉 Ưu điểm:

  • Hỗ trợ hầu hết IDEs nổi tiếng như NetBeans, Eclipse, IntelliJ IDEA,…
  • Cấu trúc UI làm việc trơn tru trên mọi nền tảng.
  • Build Servers cho phép xây dựng ứng dụng native iOS, Windows không cần máy tính chạy Windows
  • Sử dụng ParparVM tương thích với các phiên bản iOS trong tương lai.

👉 Khuyết điểm:

  • Theme đồ họa mặc định của Codename One còn khá “nguyên sơ”.
  • Graphical UI Builder trong bộ công cụ cũng không được phù hợp với các project lớn.

7. Kony Mobile Platform

Kony Mobility Platform là bộ công cụ phát triển ứng dụng tích hợp, đa nền tảng dùng để xây dựng ứng dụng di động “vạn năng”. Kony Mobility Platform cung cấp tính năng Code tự động, App Preview, kết nối API, và nhiều tính năng khác.

👉 Ưu điểm:

  • Đi kèm với nhiều ứng dụng built sẵn, tham khảo cho người mới làm quen.
  • Dịch vụ cơ sở hạ tầng di động thống nhất để hỗ trợ các hệ thống Backend.
  • Công cụ đồ họa hóa làm frontend mạnh mẽ cho APIs JavaScript đa kênh.

👉 Khuyết điểm:

  • Thiếu Document và Support cho người dùng so với các bộ công cụ khác.

8. Convertigo

Convertigo cung cấp phần mềm nguồn mở, bộ dịch vụ di động doanh nghiệp như: Convertigo Studio, Convertigo Server, Convertigo Cloud và Convertigo Mobilizer.

👉 Ưu điểm:

  • Tạo events được định sẵn thông báo cho người dùng ngay khi thiết bị đang ở chế độ Standby.
  • Kết nối đến khối dữ liệu của doanh nghiệp, thông qua nhiều kết nối như SQL database hay dịch vụ web.
  • Sao lưu dữ liệu siêu đồng bộ, dữ liệu còn có thể được truy cập cục bộ khi không thể kết nối mạng.

👉 Khuyết điểm:

  • Kế hoạch Community Support miễn phí.
  • Hỗ trợ Data Offline siêu đồng bộ.

9. Nativescript

Nativescript cung cấp Native APIs (trong JavaScript) dễ dàng trực tiếp Reuse nhiều Plugin sẵn có từ NPM lên NativeScript project để mở rộng tính năng ứng dụng dễ dàng hơn.

👉 Ưu điểm:

  • Hỗ trợ Embed chuyên sâu cho Angular.js 2 và TypeScript.
  • Sử dụng bất cứ thư viện javascript nào.
  • Tận dụng các thành tố riêng của thiết bị, truy cập trực tiếp đến Native APIs hay đến thư viện phát triển
  • Thiết kế UI một lần duy nhất mà vẫn dùng được trên các nền tảng được hỗ trợ

👉 Khuyết điểm:

  • Xảy ra nhiều vấn đề về xử lý đa luồng.
  • Thiếu ví dụ và tài liệu cho mỗi tính năng.

Đến ngay EG VIỆT NAM để trải nghiệm những tính năng nổi trội của ứng dụng đa nền tảng tốt nhất do các lập trình viên sự tâm huyết, nhiệt tình và kinh nghiệm dày dặn của chúng tôi thiết kế và áp dụng. Nếu bạn đang dự định thuê đơn vị thiết kế ứng dụng đa nền tảng. Liên hệ ngay EG VIỆT NAM để được tư vấn miễn phí, hỗ trợ nhiệt tình!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CTY TNHH TM-DV EG VIỆT NAM

 Địa chỉ: 22 Quách Vũ, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú, HCM

 Điện thoại: 086 705 74 79

 Hotline:  086 707 74 79

 Email: contact@thietkewebblockchain.com